Tác hại của phấn rôm là gì? Liệu bạn đã biết rõ khi sử dụng phấn rôm cho trẻ sơ sinh. Phấn rôm đã trở thành loại mỹ phẩm quen thuộc để xoa ngoài da cho các bé. Bởi nó có công dụng giúp cho da trẻ được sạch, thơm và không bị ẩm ướt. Nhưng đồng thời phấn rôm cũng tiềm ẩn nhiều nguy hại. Cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Phấn rôm là gì?
Phấn rôm có thành phần chính là bột talc, muối kẽm, muối canxi và một số chất khác như chất béo, chất tạo mùi. Và ứng dụng của phấn rôm là thường được cha mẹ xoa ngoài da cho các bé. Để da bé tránh bị rôm sảy hay mẩn ngứa do tã lót và giúp da bé luôn thông thoáng, thơm, sạch.
Những tác hại của phấn rôm
Có thể gây kích ứng cho da của trẻ nhỏ
Bột talc có trong phấn rôm có công dụng hút ẩm tốt. Nên được sử dụng để thoa lên các vùng da hay đổ mồ hôi và có nếp gấp như là nách, bẹn, cổ,… Tuy nhiên phấn rôm không có tác dụng trị rôm sảy như nhiều người vẫn nghĩ. Và khả năng thấm hút và tác dụng chống ma sát của phấn rôm cũng chỉ tồn tại được thời gian ngắn.
Nếu dùng với lượng vừa phải thì sẽ phát huy được công dụng của nó. Nhưng nếu lạm dụng quá nhiều thì có thể gây kích ứng cho da của trẻ. Đó là một trong những tác hại của phấn rôm. Hơn nữa khi sử dụng lượng phấn rôm quá nhiều có thể gây bít tắc lỗ chân lông. Làm cho trẻ có nguy cơ bị hăm da và bệnh viêm da.
Tác hại của phấn rôm đến đường hô hấp
Phấn rôm qua đường hô hấp có thể dễ dàng xâm nhập vào trong cơ thể. Gây nên những nguy hại nghiêm trọng như là nghẽn đường thở hoặc gây viêm phổi. Bởi vì kích thước của phấn rôm rất nhỏ. Có thể dễ dàng len lỏi vào trong phế nang gây cản trở hoạt động hô hấp. Theo thời gian có thể dẫn đến tắc nghẽn phế quản, viêm phế quản,…
Phấn rôm có chứa các bột là talc, silica và amian là những chất có thể gây xơ hóa mô kẽ và tạo các u hạt. Nếu nó tích tụ lâu ngày ở trong phổi. Và nếu trẻ hít phải phấn rôm thì lâu ngày có thể dẫn đến bệnh bụi phổi. Tác hại của phấn rôm này gây nên những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe.
Gây hại cho vùng kín
Đến nay mặc dù chưa đưa ra kết luận về tác hại của phấn rôm có thể gây ung thư buồng trứng. Nhưng nhiều nhà khoa học vẫn cảnh báo các vị phụ huynh nên thận trọng khi sử dụng phấn rôm cho trẻ. Tốt nhất là không nên thoa vào phần bụng dưới của các bé gái.
Bởi vì cấu tạo cơ thể bé gái có phần khác. Bộ phận sinh dục và hố chậu bên trong của nữ được thông ra với bên ngoài. Do đó những bụi phấn rôm có thể dễ dàng xâm nhập vào bên trong dẫn đến viêm nhiễm, tạo điều kiện cho tế bào ung thư phát triển.
Có nên sử dụng phấn rôm cho da mặt không?
Thời gian gần đây, nhiều người có xu hướng sử dụng phấn rôm thay cho phấn phủ khi trang điểm. Bởi suy nghĩ rằng những sản phẩm dùng cho trẻ em thì tuyệt đối an toàn. Tuy nhiên đây là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. Bởi vì phấn rôm có thể gây bít tắc lỗ chân lông và dễ hít phải khí độc. Phấn rôm mặc dù vẫn có ích nhưng nếu lạm dụng thì sẽ gây nguy hại sau này cho làn da.
Nên sử dụng như thế nào để tránh tác hại của phấn rôm?
Chỉ nên sử dụng sản phẩm phấn rôm từ những thương hiệu uy tín. Nên xem xét thành phần của sản phẩm để tránh những chất độc hại. Nên thử phản ứng của trẻ trước bằng cách lấy một lượng phấn rôm thoa đều ra tay và theo dõi trong 24h.
Tuyệt đối không được thoa phấn rôm lên những vùng dễ tổn thương như mắt, mặt. Bởi chỉ cần một lượng nhỏ xâm nhập cũng có thể gây những tổn thương cho mắt và khả năng hô hấp của bé. Và đặc biệt là vùng hội âm của bé gái để tránh khả năng bị viêm nhiễm.
Khi sử dụng thì không nên thoa phấn rôm cho trẻ ở những nơi có nhiều gió. Không nên thoa lên những vùng da đang bị viêm nhiễm hay bị hăm. Sau khi dùng xong thì nhớ đậy nắp cẩn thận và để xa tầm tay trẻ em. Và cuối cùng là không nên mua những sản phẩm không rõ nguồn gốc, ham giá rẻ. Vì có thể gây nhiều nguy hại khi sử dụng cho trẻ.
Qua bài viết này bạn đã hiểu được phần nào về những tác hại của phấn rôm. Và hiểu rõ hơn về những cách phòng tránh cũng như sử dụng phấn rôm một cách hiệu quả. Hi vọng bài viết sẽ giúp ích được cho bạn trong quá trình sử dụng sản phẩm.