Năng lượng địa nhiệt ở Việt Nam – Nguồn năng lượng còn bỏ ngỏ

Bên cạnh nguồn năng lượng sạch, dồi dào từ gió, mặt trời, sóng biển,… thì địa nhiệt là nguồn năng lượng sạch và bền vững được đánh giá cao là có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên dường như năng lượng địa nhiệt ở Việt Nam còn quá xa lạ với nhiều người. Theo các nhà khoa học, nếu phát triển địa nhiệt ở Việt Nam sẽ giúp Việt Nam có thêm một nguồn năng lượng mới thân thiện với môi trường, nâng cao năng lực, trình độ cho các nhà khoa học. Đặc biệt, góp phần xây dựng nền kinh tế xanh mà Việt Nam đang hướng đến.

Tiềm năng khai thác năng lượng địa nhiệt ở Việt Nam vẫn còn bị bỏ ngỏ
Tiềm năng khai thác năng lượng địa nhiệt ở Việt Nam vẫn còn bị bỏ ngỏ

Định nghĩa năng lượng địa nhiệt – Nguồn năng lượng sạch

Năng lượng địa nhiệt là nguồn năng lượng được tách ra từ nhiệt trong lòng Trái Đất. Nguồn gốc của nguồn năng lượng này là từ sự hình thành ban đầu của hành tinh, từ năng lượng mặt trời được hấp thụ tại bề mặt Trái đất và từ hoạt động phân hủy phóng xạ của các khoáng vật. Nguồn địa nhiệt sẵn có không thể giải quyết được căn bản các vấn đề năng lượng nhưng nó góp phần giảm bớt sự phụ thuộc vào quá trình sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

Từ thời La Mã cổ đại địa nhiệt được sử dụng để nung và tắm, nhưng ngày nay nó được dùng để phát điện. Có khoảng 10 GW công suất điện từ năng lượng địa nhiệt được lắp đặt trên thế giới đến năm 2007, cung cấp 0,3% nhu cầu điện toàn cầu. Bên cạnh đó, 28 GW công suất nhiệt địa nhiệt trực tiếp được lắp đặt phục vụ cho các quá trình công nghiệp, lọc nước biển, sưởi, spa và nông nghiệp ở một số khu vực.

Khám phá tiềm năng năng lượng địa nhiệt trên thế giới

Ngày nay, năng lượng sạch đang được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm và lựa chọn thay thế cho nguồn năng lượng khác trong tương lai. Nguồn năng lượng sạch bao gồm năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng sóng biển, năng lượng địa nhiệt, năng lượng thủy triều,…. Các nguồn năng lượng sạch này đã và đang góp phần không nhỏ vào quá trình phát triển kinh tế và làm giảm thiểu tình trạng thải khí gây nên các tình trạng ô nhiễm.

Dưới bề mặt hành tinh, ở độ sâu từ 5 đến 10 km, có rất nhiều dòng nước nóng ngầm có thể tận dụng làm nguồn năng lượng. Những dòng nước nóng (có nơi lên tới 6.000oC) thường thoát lên bề mặt trái đất dưới dạng các nguồn nước nóng hay suối nước nóng phun trào. Những nguồn nước nóng này có thể dùng để biến đổi thành năng lượng điện hay sử dụng trực tiếp để sưởi ấm nhà ở hay các nhà kính trong sấy nông sản, trồng trọt. Nguồn địa nhiệt sẵn có không thể giải quyết được căn bản các vấn đề năng lượng nhưng nó góp phần giảm bớt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.

Từ những năm đầu thế kỷ 20 năng lượng địa nhiệt đã được khai thác và sử dụng cho mục đích sưởi ấm, sấy nông sản, tắm thư giãn,… Và ngày nay việc tìm hiểu, nghiên cứu và phát triển công nghệ khai thác nguồn năng lượng địa nhiệt ngày càng được chú trọng, phát triển nhanh về quy mô và hiệu suất.

Các nhà máy sản xuất điện từ địa nhiệt đã được xây dựng tương đối phổ biến tại nhiều quốc gia như Mỹ, Pháp, New Zealand, Trung Quốc, Nhật, Philippines, Canada, Úc,… Chỉ tính riêng năm 2003, Mỹ đã sản xuất được 34.880 GWh điện từ các nguồn năng lượng địa nhiệt, gấp trên 12 lần tổng sản lượng điện của nhà máy thủy điện Trị An của chúng ta hiện nay.

năng lượng địa nhiệt ở việt nam
Hình ảnh nhà máy điện địa nhiệt Svartsengi ở Iceland.

Theo thống kê tính từ năm 2002 đến năm 2004 tổng công suất lắp đặt nhà máy điện nhiệt tại 19 quốc gia trên thế giới là 33 nhà máy với 552MW. Tính đến cuối năm 2004 tổng công suất lắp đặt của các nhà máy điện địa nhiệt trên thế giới là 12.390 MW, tăng 25% so với năm 2003.

Khám phá tiềm năng năng lượng địa nhiệt ở Việt Nam

Ở Việt Nam, theo tìm hiểu và đánh giá của các nhà khoa học, hiện có khoảng 264 nguồn, suối nước nóng phân bố tương đối đều trên cả nước. Như suối nước nóng Thạch Bích-Quảng Ngãi, Bình Châu-Bà Rịa-Vũng Tàu, Kim Bôi-Hòa Bình,….với nhiệt độ trung bình từ 70-100oC và ở độ sâu 3km. Phó Chủ tịch Hội Nhiệt Việt Nam( Ông Tạ Hường) cũng nhận định, nước ta được đánh giá là nước có tiềm năng phát triển địa nhiệt trung bình so với thế giới. Ưu điểm của nguồn năng lượng này ở nước ta là chúng phân bố đều trên khắp lãnh thổ cả nước. Nên ở hầu hết các địa phương như Phú Thọ, Quảng Bình, Quảng Trị…đều được cho phép sử dụng.

Mới đây, Chính phủ đã đồng ý cấp phép đầu tư cho xây dựng công trình Nhà máy Điện địa nhiệt đầu tiên tại Đakrông – Quảng Trị. Dự kiến nhà máy có công suất lên tới 25MW với vốn đầu tư khoảng 50 triệu đô la Mỹ. Việc xây dựng Nhà máy Điện địa nhiệt đầu tiên tại huyện Đakrông sẽ tận dụng được nguồn tiềm năng thiên nhiên phong phú từ khu mỏ nước nóng tại đây. Đặc biệt góp phần cải thiện đời sống sinh hoạt của bà con dân tộc Vân Kiều đang sinh sống tại địa bàn. Trong quá trình hoạt động, Nhà máy Điện địa nhiệt còn giúp cải thiện môi trường xung quanh và có thể tận dụng để phát triển hoạt động du lịch.

năng lượng địa nhiệt ở việt nam
Phát triển tiềm năng năng lượng địa nhiệt mang lại hiệu quả cao về kinh tế và thân thiện với môi trường.

Quyết định xây dựng nhà máy địa nhiệt được xem là động thái đầu tiên của Chính phủ nhằm đánh thức tiềm năng lớn về phát triển nguồn năng lượng sạch của nước ta. Đồng thời mở ra triển vọng khai thác và ứng dụng nguồn năng lượng hữu ích rộng rãi vào đời sống kinh tế xã hội của đất nước. Điều này vừa giải quyết được bài toán kinh tế vừa thân thiện với môi trường.

Lời Kết 

Trong tương lai, việc phát triển năng lượng địa nhiệt ở Việt Nam sẽ mang lại một nguồn năng lượng mới, sạch, thân thiện với môi trường, nâng cao năng lực, trình độ cho các nhà khoa học. Và đặc biệt nó sẽ góp phần xây dựng nền kinh tế xanh mà Việt Nam đang hướng đến. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết “ Năng lượng địa nhiệt ở Việt Nam – Nguồn năng lượng còn bỏ nhỏ” của chúng tôi.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *