Việc nắm được các quy định của pháp luật về việc bảo lãnh thực hiện hợp đồng xây dựng là cần thiết và quan trọng. Dựa trên sự hiểu biết về vấn đề này sẽ giúp đảm bảo được quyền lợi một cách tốt nhất cho bạn khi cần thực hiện các hợp đồng xây dựng.
Bảo lãnh thực hiện hợp đồng xây dựng được11A quy định như thế nào?
Khi tiến hành thực hiện bất kỳ công trình kiến trúc nào như nhà ở, cơ quan, hay sân bóng đều cần phải thực hiện ký kết hợp đồng xây dựng. Trong đó hai bên ký kết phải có trách nhiệm bảo lãnh thực hiện hợp đồng xây dựng.
Bảo lãnh thực hiện hợp đồng xây dựng được thực hiện chủ yếu bởi bên nhận thầu để cam kết thực hiện đúng những điều quy định trong hợp đồng về quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ đã ký kết với chủ thầu.
Bảo lãnh hợp đồng xây dựng được quy định tại Bộ Luật Dân sự năm 2015, điều 335. Nội dung như sau: người thứ 3 (người bảo lãnh) cam kết với bên nhận bảo lãnh sẽ thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh trong trường hợp khi đến thời hạn trong hợp đồng mà bên được bảo lãnh thực hiện không đúng về những điều đã cam kết trong hợp đồng.
Ngoài ra trong Luật Đấu thầu năm 2013, được quy định tại điều 66 là bảo lãnh thực hiện hợp đồng xây dựng áp dụng với nhà thầu được chọn trừ những nhà thầu được chọn theo hình thức tự thực hiện hay nhà thầu có vai trò tư vấn.
Những điều cần biết về bảo lãnh thực hiện hợp đồng xây dựng
Để thực hiện tốt được việc bảo lãnh thực hiện hợp đồng xây dựng, bạn đọc cần nắm được một số thông tin sau:
Quy định cần biết về việc bảo lãnh thực hiện hợp đồng xây dựng:
Hợp đồng bảo lãnh phải gồm 3 chủ thể đó là người bảo lãnh, người được bảo lãnh và người nhận bảo lãnh. Trong đó nếu người được bảo lãnh (gọi tắt là bên A) không thể thực hiện những trách nhiệm đã ký kết trong hợp đồng thì bên bảo lãnh có trách nhiệm phải thay bên A hoàn thành những điều quy trình, trách nhiệm của bên A đã được quy định trong hợp đồng với bên nhận bảo lãnh.
Phạm vi thực hiện bảo lãnh: Bên bảo lãnh có thể lựa chọn bảo lãnh một phần hay toàn bộ trách nhiệm của người được bảo lãnh.
Trách nhiệm bảo lãnh bao gồm toàn bộ tiền gốc, tiền lãi, tiền bồi thường, tiền phạt vi phạm hợp đồng….Có thể lựa chọn bảo lãnh bằng tài sản để thực hiện những nghĩa vụ cụ thể.
Trong trường hợp phát sinh những trách nhiệm trong tương lai thì khi người bảo lãnh chết thì không cần thực hiện các nghĩa vụ phát sinh này.
Quy trình bảo lãnh thực hiện hợp đồng xây dựng
Những giấy tờ cần chuẩn bị để bảo lãnh thực hiện hợp đồng xây dựng bao gồm:
- Đơn xin đề nghị bảo lãnh.
- Thông tin, sơ yếu lý lịch trích ngang về khách hàng.
- Văn bản trình bày về nghĩa vụ khi được bảo lãnh.
- Giấy tờ về các bên có liên quan.
Sau khi nhận đủ giấy tờ, hồ sơ của bên cần bảo lãnh, ngân hàng sẽ thẩm định về tính chính xác, tính khả thi của hợp đồng cần bảo lãnh. Ngoài ra cần xác định về năng lực pháp lý, tình hình tài chính của người được bảo lãnh trước khi quyết định có bảo lãnh hay không.
Khi những thủ tục trên hợp lệ sẽ tiến hành thông báo cho bên được bảo lãnh bằng thư báo.
Chi phí bảo lãnh có thể thỏa thuận giữa hai bên, không có quy định cụ thể về mức phí bảo lãnh.
Lời kết
Bảo lãnh thực hiện hợp đồng xây dựng là quá trình đơn giản tuy nhiên lại đòi hỏi sự hiểu biết nhất định về pháp luật cũng như quyền lợi của mỗi bên trong hợp đồng bảo lãnh. Hi vọng bạn đọc đã có thêm cho mình những hiểu biết bổ ích về vấn đề này.