Khu vực miền Tây Nam Bộ còn được gọi tắt là miền Tây hay Đồng Bằng Sông Cửu Long. Nơi đây thường gắn liền với sông ngòi, thiên nhiên xanh mát cũng những vườn cây trĩu quả. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về lịch sử hình thành miền Tây Nam Bộ để hiểu rõ hơn về vùng quê sông nước này nhé.
Lịch sự hình thành miền Tây Nam Bộ từ thế kỷ XVII đến giai đoạn 1679
Thế kỷ XVII, nhờ sự giúp đỡ của chúa Nguyễn Phúc Tần mà một hoàng thân Chân Lạp đã giành được ngôi vua. Do vậy, vị vua mới này đã đáp lại bằng cách nhường lại quyền làm chủ các vùng đất khai hoang ở Đồng Nai, Sài Gòn và Bà Rịa cho người Việt. Từ đó, chúa Nguyễn đã thành lập một đội quân để cai trị và thu thuế khi người dân chuyển đến đây sống ngày càng nhiều.
Giai đoạn 1679, do không chịu làm tôi nhà Thanh nên các quan thời nhà Minh đã sang nước ta. Chúa Nguyễn đã cho phép họ cùng 3000 người khác vào ở đất Đông Phố (Gia Định). Sau đó, họ cùng nhau khai mở đất ở Biên Hòa, Đồng Nai, Mỹ Tho để dựng nhà, làm ruộng. Khu vực này ngày càng trở nên đông đúc bởi có thêm nhiều người phương khác đến buôn bán.
Lịch sử miền Tây Nam Bộ giai đoạn 1698 – 1699
Giai đoạn này, kinh lược đất Chân Lạp – Nguyễn Hữu Cảnh đã chia đất Đông Phố thành nhiều dinh, huyện. Ông đặt Trấn Biên dinh, lập xã Thanh Hà ở đất Trấn Biên, xã Minh Hương ở đất Phan Trấn. Ông còn lấy Sài Gòn làm huyện Tân Bình, Đồng Nai làm huyện Phúc Long.
Sau đó, ông thành lập bộ máy cai trị ở từng xã, huyện, dinh. Mục đích là để người Việt và Tàu ở đây thuộc sổ bộ nước Việt; người lưu dân từ Quảng Bình đã được chúa Nguyễn đón vào để khai mở ruộng đất. Năm 1699, vua Ang Em của Chân Lạp đã thất bại khi phản công dành lại đất từ chúa Nguyễn.
Lịch sử hình thành miền Tây Nam Bộ vào năm 1680, Mạc Cửu là một người gốc Quảng Đông lưu dân sang Chân Lạp. Nhân thời cơ Chân Lạp không kiểm soát được, Mạc Cửu đã âm thầm mở rộng đất đai của mình gồm vùng đất Hà Tiên, Rạch Giá và Phú Quốc.
Năm 1708, phần đất khai phá được Mạc Cửu dâng về chúa Nguyễn nhằm tránh bị Xiêm La cướp phá. Sau đó, Mạc Cửu được phong làm Tổng binh. Chúa Nguyễn đổi tên đất được dâng thành Trần Hà Tiên và giao cho Mạc Cửu cai quản. Mạc Thiên Tứ là con trai của Mạc Cửu nối tiếp cai quản Hà Tiên sau khi cha qua đời. Với mục đích khai hóa, ông đã làm đường, mở chợ, mời người về dạy Nho học cho nhân dân.
Lịch sử hình thành miền Tây Nam Bộ giai đoạn 1732 – 1753
Mạc Thiên Tứ đã đưa thêm vùng đất Cần Thơ, Cà Mau, Hậu Giang và Bạc Liêu vào Trấn Hà Tiên để kiểm soát. Đến năm 1732, chúa Nguyễn Phúc Chú đã gây dựng dinh Long Hồ thuộc phủ Gia Định bằng cách tiến chiếm vùng đất ngày nay là Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre.
Năm 1755 được ghi lại trong lịch sử hình thành miền Tây Nam Bộ, chúa Nguyễn Phúc Khoát đã sai quân sang đánh vua Chân Lạp lúc bấy giờ là Nặc Nguyên. Thua cuộc, Nặc Nguyên xin dâng hai phủ Lôi Lạp và Tầm Bôn (nay là Gò Công và Tân An) để cầu hòa chúa Nguyễn. Năm 1757, Nặc Nhuận muốn lên ngôi vua sau khi Nặc Nguyên qua đời. Do vậy, đã dâng lên hai phủ Trà Vinh và Ba Thắc (Sóc Trăng) để xin chúa Nguyễn phong chức.
Sau đó, Nặc Hinh là con rể của Nặc Nhuận, ông giết cha và cướp ngôi. Nhưng sau đó bị Trương Phúc Du đánh bại. Lúc bây giờ, con trai Nặc Nhuận là Nặc Tôn đang ở Hà Tiên nương nhờ Mạc Thiên Tứ đã được chúa Nguyễn phong làm vua Chân Lạp trong lúc hoạn nạn. Để tạ ơn, Nặc Tôn dâng đất Tầm Phong Long cho chúa Nguyễn.
Đồng thời, để tạ ơn Mạc Thiên Tứ, Nặc Tôn cũng dâng tặng 5 phủ Linh Quỳnh, Trực Sâm, Hương Úc, Sài Mạt và Cần Bột. Sau đó, chúa Nguyễn cho phép 5 phủ này về trấn Hà Tiên rồi thành lập Liên bang Đông Dương, nay là hai tỉnh Takéo và Kampot.
Lịch sự miền Tây Nam Bộ giai đoạn trước khi Pháp xâm lược
Sau năm 1744, tổ chức hành chính trên vùng đất Nam Bộ cơ bản đã được kiện toàn. Đến năm 1802, hệ thống hành chính đã được vua Gia Long hoàn thiện trên quy mô cả nước. Năm 1836, lục tỉnh Nam Kỳ được vua Minh Mạng cho phép lập sổ địa bạ. Sang thế kỷ XIX, để bảo vệ chủ quyền của Nam Bộ, các vua triều Nguyễn đã cho xây dựng hệ thống các đồn lũy trấn thủ dọc biên giới.
Lịch sử hình thành miền Tây Nam Bộ giai đoạn Pháp xâm lược Việt Nam
Tháng 12 năm 1845, hiệp ước thừa nhận 6 tỉnh Nam Kỳ thuộc Việt Nam đã được ký bởi ba nước An Nam, Xiêm và Miên. Năm 1858, người dân Nam Bộ đã đoàn kết kháng chiến chống lại quân xâm lược Pháp. Đồng thời, nhân dân Nam Bộ cũng kiên cường góp phần tiến hành hai cuộc kháng chiến chống Pháp, giành được thắng lợi vẻ vang. Họ cùng với nhân dân cả nước xây dựng Tổ quốc, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau.
Trên đây là thông tin về lịch sử hình thành miền Tây Nam Bộ qua từng giai đoạn, thời kỳ. Mong rằng bạn đọc có thêm nhiều hiểu biết về miền Tây sông nước sau khi đọc xong bài viết này!