Vấn đề khoa học và sức khoẻ được người dân quan tâm sát sao thời gian gần đây. Có nhiều câu hỏi đặt ra cho mô hình bệnh tật ở Việt Nam. Chúng ta đang phải đối mặt với những mô hình bệnh tật nào. Cùng theo dõi để có những thông tin hữu ích nhất nhé.
Mô hình bệnh tật là gì?
Mô hình bệnh tật của một quốc gia hoặc địa phương nào đó chính là sự phản ánh tình hình sức khỏe, kinh tế – xã hội của quốc gia, cộng đồng đó. Mô hình bệnh tật có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tình trạng y tế của một quốc gia. Việc xác định được mô hình bệnh tật sẽ giúp cho ngành y tế xây dựng được kế hoạch chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người dân. Giảm thiểu tình trạng chênh lệch y tế các địa phương, người mắc bệnh hiểm nghèo. Từ đó nâng cao nhận thức về y tế và giảm thiểu tỷ lệ tử vong trong cộng đồng.
Chính vì vậy mà tại Việt Nam, các bác sĩ, nhà khoa học luôn tiến hành nghiên cứu xác định các mô hình bệnh tật ở Việt Nam. Điều này góp phần phát triển ngành y tế của nước ta ngày một lớn mạnh.
Các loại mô hình bệnh tật ở Việt Nam
Theo các chuyên gia y tế đầu ngành, hiện nay nước ta đang phải đối mặt với mô hình bệnh tật kép. Mô hình bệnh tật ở Việt Nam là bệnh lây nhiễm và bệnh không lây nhiễm. Theo thống kê, có khoảng 70% gánh nặng bệnh tật ở nước ta là bệnh không lây nhiễm. Đây cũng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, chiếm tới 77% tổng số ca tử vong. Trong số các bệnh không lây nhiễm, bệnh gây tử vong hàng đầu chính là tăng huyết áp và đái tháo đường. Điều này ngày một nghiêm trọng và trở thành gánh nặng của ngành y tế nước nhà.
Nguyên nhân chính gây ra các bệnh chủ yếu từ nhận thức hạn chế của nhiều người. Họ luôn có trạng thái chủ quan đối với sức khỏe của mình. Không đi khám bệnh định kỳ, chỉ khi có chuyển biến nặng mới khám. Bên cạnh đó là năng lực chuyên môn của một số cơ sở y tế còn hạn chế. Các ca bệnh nặng thường phải chuyển lên tuyến trung ương để điều trị. Tuyến dưới chưa làm tốt công tác khám sàng lọc bệnh. Có nhiều trường hợp còn sai kết quả gây hậu quả đáng tiếc. Đây là thách thức lớn không chỉ đối với ngành y tế Việt Nam mà còn cả xã hội.
Tìm hiểu về bệnh không lây nhiễm
Theo tổ chức y tế Thế giới thì các bệnh không lây nhiễm là những bệnh không có khả năng lây lan, thường là những bệnh mãn tính. Những bệnh này có thời gian diễn biến dài và tình trạng nặng. Trong mô hình bệnh tật ở Việt Nam, bệnh không lây nhiễm chủ yếu ở người dân nước ta bao gồm cao huyết áp, tiểu đường, bệnh tim, ung thư, bệnh xơ vữa và các bệnh về phổi.
Những bệnh này thường bắt đầu ở môi trường sống cùng với thói quen sinh hoạt của mỗi người. Những ai sống trong môi trường ô nhiễm, nhiều chất độc hại có tỷ lệ mắc cao hơn. Chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng nghiêm trọng. Đa phần các bệnh cao huyết áp, tiểu đường xảy ra ở những người ít vận động, ăn nhiều đồ dầu mỡ, đường. Tỷ lệ tử vong của các bệnh này rất cao bởi người dân còn nhiều chủ quan. Thông thường khi phát hiện và điều trị đều đã ở giai đoạn nặng. Điều trị với thời gian dài và chi phí cao, tạo thành gánh nặng cho gia đình và ngành y tế.
Những căn bệnh này hoàn toàn phòng tránh được bằng cách rèn luyện sức khỏe thường xuyên. Thay đổi môi trường sống nếu cần thiết và giữ một hói quen ăn uống khoa học.
Tìm hiểu về bệnh lây nhiễm
Trong mô hình bệnh tật ở Việt Nam còn có các bệnh có thể lây nhiễm. Bệnh lây nhiễm hay còn gọi là bệnh truyền nhiễm là những bệnh có khả năng lây lan. Bệnh chủ yếu do các vi sinh vật gây ra như vi khuẩn, virus. Những bệnh này có thể lây lan rộng theo nhiều đường khác nhau như không khí, nước uống hay thực phẩm. Bệnh lây nhiễm có khả năng trở thành một đại dịch theo chu kỳ của những loại vi sinh vật gây bệnh. Người bị bệnh thường có các giai đoạn là ủ bệnh, khởi bệnh, toàn phát, lui bệnh và sau cùng là hồi phục. Bệnh lây nhiễm có thể chữa khỏi trong thời gian ngắn. Tuy nhiên do tính chất bệnh có thể lây lan rộng vì vậy thường có nhiều ca mắc cùng lúc. Điều này khiến y tế quá tải, từ đó gây nhiều hiệu quả nghiêm trọng. Một số bệnh lây nhiễm chủ yếu ở nước ta như cúm A/H5N1, sốt rét, sốt xuất huyết.
Là quốc gia có khí hậu nóng ẩm phù hợp cho các loài vi sinh vật có hại phát triển. Mỗi năm, y tế Việt Nam đều phải trải qua những dịch bệnh từ những virus này, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Kết luận:
Mô hình bệnh tật ở Việt Nam là mô hình kép. Điều này thật sự có khăn cho y tế nước nhà. Tuy nhiên với sự quan tâm của Đảng cùng người dân, y tế nước ta đã có những bước tiến lớn mạnh, ngày càng được người dân tin tưởng và đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.