Thiết kế hút khói hành lang là một trong những nhiệm vụ bắt buộc của người chịu trách nhiệm thi công, lắp đặt hệ thống điều hòa thông gió. Vậy thiết kế thi công và tiêu chuẩn hút khói hành lang như thế nào? Áp dụng nó vào thực tế ra sao? Đây chắc hẳn là câu hỏi mà không ít những kỹ sư trẻ còn thắc mắc. Để tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này, hãy theo dõi chúng tôi giải đáp chi tiết trong bài viết ngay sau đây!
Tìm hiểu thông tin về hệ thống tiêu chuẩn hút khói hành lang
Hệ thống hút khói hành lang là một thiết kế phổ biến được lắp đặt tại các đơn vị như doanh nghiệp, nhà xưởng, công ty, trường học,…với mục đích nhằm đảm bảo nguồn không khí luôn được lưu thông tốt, thông thoáng, mát mẻ nhất có thể. Ngoài ra hệ thống cũng nhằm phục vụ cho quá trình thoát hiểm của mọi người khi thoát hiểm nếu chẳng may có xảy ra các trường hợp hỏa hoạn.
Mục đích của việc thiết kế hút khói hành lang
Thứ nhất, trong điều kiện thông thường, hành lang là nơi có nhiều người qua lại nên có rất nhiều bụi bẩn, khí thải CO2 từ mọi người, các chất từ hóa chất tẩy rửa, nước lau sàn..bốc lên trong không khí. Do đó hệ thống này sẽ đảm nhận việc hút mùi, lưu thông tuần hoàn không khí, giúp đem lại sự thông thoáng, mát mẻ cho mọi người.
Thứ hai, trong điều kiện có cháy hệ thống sẽ phát huy tối đa chức năng của mình, hoạt động hết công suất giúp cho khói và khói độc cách xa lối thoát hiểm. Hệ thống cũng thu khói cháy thông qua đường ống ra ngoài môi trường. Điều này giúp lối thoát hiểm cầu thang bộ được thông thoáng, đảm bảo an toàn cho mọi người thoát hiểm nhanh chóng. Ngoài ra cũng giúp mọi người có sức chịu đựng chờ cứu hộ tới trợ giúp.
Ngoài ra, hệ thống chống lửa hiệu quả: để cho thao tác chống lửa phát huy tốt nhất thì những trục cầu thang máy hay cầu thang bộ cần được duy trì chênh lệch áp suất để ngăn cản việc xâm nhập khói từ tầng bị cháy lan ra các khu vực khác khi mà tầng bị cháy có hay có hệ thống hút khói điều hòa.
Nguyên lý hoạt động cơ bản của hệ thống hút khói hành lang
Nguyên lý hoạt động của hệ thống hút gió thông khói này là:
Khi có có hỏa hoạn xảy ra sẽ phát sinh thêm cả một lượng khói và nhiệt cao. Hệ thống cảm biến nhiệt độ và cảm biến khói của hệ thống phòng cháy chữa cháy sẽ báo tín hiệu đến quạt gió và quạt gió sẽ ngay lập tức hoạt động. Hệ thống ống gió sẽ chuyển toàn bộ lượng khói thông qua cửa hút của quạt và thảo ra ngoài môi trường thông qua các cửa xả không khí.
Đồng thời ngay lúc đó, hệ thống chuông cùng đèn báo động kêu gọi, cảnh báo mọi người đang hoạt động trong căn nhà di chuyển ra hành lang để chạy ra ngoài qua lối thoát hiểm đã chuẩn bị sẵn. Không giống như hệ thống tăng áp ở cầu thang là muôn duy trì mức áp suất dương trong buồng thang, hệ thống tăng áp cầu thang chỉ hoạt động và phát huy tác dụng khi trường hợp tòa nhà bắt đầu xảy ra hỏa hoạn.
Nhờ đó, hệ thống này giúp làm cho hàng lang cùng sảnh giảm khói, làm cho người thoát hiểm có thể thấy đường chạy thoát tốt hơn mà không bị nghẹt khí.
Áp suất tại các vị trí đó được để là áp xuất âm, một khi dám cháy trở nên lớn mạnh, phát sinh nhiệt độ cực cao sẽ tác động lớn đến van chặn lửa nhằm khiến cầu chì trong van nóng chảy ra và van chặn lửa; đóng sập cửa lại sẽ ngăn cản tạm thời đám cháy lan sang các tầng và các khu vực khác của cả công trình này.
Tiêu chuẩn hút khói hành lang hiện nay
- TCVN 5687 – 2010: Thông Gió, điều tiết không khí và sưởi ấm – Tiêu chuẩn thiết kế hệ thống hút gió hành lang.
- TCXDVN 323 – 2004: Tiêu chuẩn xây dựng của Việt Nam xây nhà cao tầng – tiêu chuẩn thiết kế.
- AS 1668.1-1998: Tiêu chuẩn thiết kế hệ thống hút khói hành lang của Úc.
- DW 142/144: Tiêu chuẩn thi công, lắp đặt ống gió
- MACNA: Sheet Metal & Air Conditioning Contractors National Association
- CP553: Tiêu chuẩn thiết kế hệ thống thông gió của Singapore.
- TT07 BXD 2010: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cho các đám cháy nhà và công trình.
Quy trình thiết kế hệ thống hút khói hành lang
Bước 1: Cần thiết kế ống hút khói cho hành lang có độ dài trên 15m mà không có chiều ánh sáng tự nhiên.
- Cửa hút khói đặt trên trần của hành lang hoặc trần sảnh, chiều dài hành lang do 1 cửa hút khói chịu trách nhiệm, đảm bảo không quá 30m.
- Chỉ được thiết kế tối đa 2 cửa hút khói trên 1 hành lang, tùy trường hợp có thể thiết kế đến 3 cửa.
- Tính lưu lượng hút khói theo công thức : G = n.V
Trong đó:
G là lưu lượng khói cần hút
n là bộ số trao đổi khói lấy là 10
V là thể tích không gian của hành lang, tính bằng dài x rộng x cao.
Bước 2: Sau khi tính toán lưu lượng hút khói hành lang sẽ tiếp tục tính kích thước của ống gió.
Bước 3: Bố trí hệ thống ống gió đã tính trên mặt bằng file cad.
Kết luận
Trên đây là bài viết cung cấp thông tin về tiêu chuẩn hút khói hành lang hiện nay cũng như quy trình thiết kế, lắp đặt hệ thống. Hy vọng qua bài viết mà chúng tôi cung cấp, bạn đã có thêm những hiểu biết về tầm quan trọng của việc thi công ống hút thông gió điều hòa này.