NGÔI CHÙA LỚN NHẤT THẾ GIỚI

Việt Nam là một nước được biết đến với rất nhiều danh lam thắng cảnh đẹp. Và hiện tại, ở Việt Nam đang có một ngôi chùa được rất nhiều bạn bè thế giới biết đến là ngôi chùa lớn nhất thế giới – Chùa Tam Chúc. Tuy chỉ là một điểm du lịch tâm linh mới được hình thành mấy năm và đang trong quá trình hoàn thiện nhưng đây chính mà một điểm đến không thể bỏ qua. Hãy cùng chúng tôi tham quan ngôi chùa Tam Chúc lớn nhất thế giới này nhé.   

Lịch sử hình thành chùa Tam Chúc

Chùa Tam Chúc cổ được xây dựng từ thời nhà Đinh và gắn liền với truyền thuyết “Tiểu Lục nhạc – hậu Thất Tình”. Truyền thuyết được kể lại rằng: Vào ngày xưa rất xưa, ở vùng đất có rừng núi trùng trùng điệp điệp này có 99 ngọn núi nằm gần nhau. Các ngọn núi này tập trung ở phía Tây Nam và hướng về động Hương Tích tại chùa Hương. Trong đó có 7 ngọn núi nằm gần chùa vì trên 7 ngọn núi này đều xuất hiện những đốm sáng, cả ngày đêm tựa như 7 ngôi sao. Cả một vùng đất rông lớn này được chiếu sáng nên người dân xung quanh gọi đây là núi Thất Tình.

ngoi-chua-lon-nhat-the-gioi

Trên núi Thất Tình có một ngôi chùa cổ được gọi là Chùa Thất Tình. Đến một ngày, có người trèo lên ngọn núi đục đẽo và muốn lấy đi 7 ngôi sao. Họ đã đốt lửa cháy lớn và làm 4 ngôi sao mờ dần đi và bị tắt, cuối cùng thì chỉ còn 3 ngôi sao sáng mãi không bao giờ tắt. Và sau đó chùa cũng được đổi tên thành chùa Ba Sao và hiện nay là chùa Tam Chúc cổ. Từ lịch sử hình thành ngôi chùa và thị trấn này cũng lấy luôn cái tên là thị trấn Ba Sao.

Vị trí

Ngôi chùa lớn nhất thế giới – Chùa Tam Chúc cách trung tâm của Thủ đô Hà Nội 60km về phía Nam. Chùa được xây dựng trên thị trấn Ba Sao, xã Khả Phong, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.

Tổng diện tích xây dựng hơn 5000ha, trong đó phần trung tâm được thiết kế rộng đến 4000ha với điểm nhấn đặc biệt nhất là chùa Tam Chúc. Khu du lịch tâm linh này sẽ phát triển thành 6 khu tạo thành một quần thể khu du lịch gồm: Khu trung tâm đón tiếp, Khu văn hóa tâm linh Tam Chúc, Khu nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khỏe cộng đồng Tam Chúc, Khu sân golf Kim Bảng và hồ Ba Hang, Trung tâm dịch vụ hậu cần phục vụ cho các hoạt động khu du lịch tại thị trấn Ba Sao.

Tổng quan ngôi chùa Tam Chúc

Quần thể chùa Tam chúc được xây dựng trên tổng diện tích là 5.100ha, trong đó: 1.000ha được thiết kế xây dựng là hồ nước, 4000ha là núi đá và rừng tự nhiên,… cùng với nhiều thung lũng và có 3 mặt bao bọc bởi dãy núi Thất Tình, trước mặt chùa là hồ Tam Chúc với 6 quả núi. Ở đây thu hút khách du lịch trong nước và ngoài nước bởi vẻ đẹp đơn sơ, hữu tình, non nước trùng điệp.

Cổng Tam Quan: Cổng Tam Quan được thiết kế có 3 cổng, gồm: 1 cổng chính và 2 cổng phụ. Đây được coi là biểu tượng của chùa Tam Chúc. Ngay trước cổng có 1 điểm trả khách của xe và bến thuyền.

Vườn Cột Kinh: vườn được xây dựng bằng 99 cột đá khắc kinh Phật, mỗi chiếc cột có khối lượng lên đến 200 tấn và nặng 13,5m. Vườn Cột Kinh ở chùa Tam Chúc được lấy ý tưởng từ bảo vật quốc gia cột Kinh ở chùa Nhất Trụ nằm trên mảnh đất Cố đô Hoa Lư, Ninh Bình. Cột được thiết kế dưới chân cột là đài sen, thân cột hình lục giác và được điêu khắc thủ công các lời Phật dạy, đỉnh cột được thiết kế thành hình nụ sen.

Tam điện: Chùa Tam Chúc có 3 điện lớn, bao gồm: Điện Tam Thế Điện Pháp Chủ và Điện Quan Âm.

  •       Điện Tam Thế được xây dựng rộng khoảng 5000m2, sức chứa cho khoảng 5000 tín đồ Phật tử cùng tham gia hành lễ. Ở vị trí trung tâm được thờ 3 pho tượng Phật dát đồng đen, mỗi bức tượng nặng đến 80 tấn. Phía sau mỗi pho tượng là cánh sen được dát vàng. Trước sân điện Tam thế được trồng cây Bồ đề được trích ra từ cây Bồ Đề 2125 năm tuổi của đất nước Sri Lanka, ngoài ra còn có 1 vạc đồng đen cao 4m, trên các thân vạc được khắc các danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam và trích dẫn về Thiền sư Nguyễn Minh Không – sư tổ của của  chùa Bái Đính.
  •       Điện Pháp Chủ: Điện này thời Phật Thích Ca Mâu Ni, tượng năng đến 200 tấn và được công nhận là tượng Phật lớn nhất Đông Nam Á.
  •       Điên Quan Âm: Thờ Phật Quan Âm nghìn mắt nghìn tay. Đây chính là điểm đến đầu tiên khi bước qua cổng Tam Quan.

ngoi-chua-lon-nhat-the-gioi

Đặc điểm chung của 3 điện là đều có 4 bức phù điêu được tạc thủ công tinh xảo bằng đá lấy từ miệng núi lửa của đất nước Indonesia. Và trên những bức phù điêu sẽ được điêu khắc về cuộc đời của Đức Phật. Nếu nhìn kỹ vào các phiến đá, có thể nhìn thấy những đấy tích của nham thạch để lại và phía dưới mỗi bức tường đều có ghi chú thích bằng 3 thứ tiếng khác nhau là tiếng Anh, tiếng Trung và tiếng Việt.

Chùa Ngọc: Chùa Ngọc còn có tên khác là Đàn tế trời, muốn đi lên chùa Ngọc bạn phải đi qua khoảng 200 bậc thang đá. Tại đây lưu giữa 3 bức tượng Phật được làm bằng đá granite nhập từ Ấn Độ về cùng với một pho tượng Ngọc.

Đình Tam Chúc: là nơi thờ Hoàng hậu của nhà Đinh là Dương Thị Nguyệt. Ngôi đình nằm giữa hồ nước rộng lớn và là nơi lưu giữ những dấu tích cổ từ thời nhà Đinh. Đình nối liền với chùa Tam Chúc bằng một cây cầu dích dắc bắc qua hồ Lục Ngạn. Mặt hồ có 6 quả núi nhỏ nhô lên – đây được coi là hồ nước tự nhiên lớn nhất nước ta.

Lời kết

Toàn cảnh chùa Tam Chúc – Ngôi chùa lớn nhất thế giới gợi lên cảm giác thanh tao, thoát tục giữ các công trình kiến trúc đẹp nhất nằm ẩn mình giữa rừng thông. Chùa đã thu hút rất nhiều khách du lịch từ trong và ngoài nước bởi nơi đây có thể vừa thưởng ngoạn cảnh quan mà cũng có thể đi tìm lại những khoảnh khắc an yên trong tâm hồn của mỗi người. Đặc biệt nếu đến Tam Chúc vào mùa sen nở, dạo bước bên hồ thì bạn sẽ như được bước vào chốn bồng lai tiên cảnh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *