Tìm hiểu về văn khấn đốt vàng mã cho người mất

Một trong những tín ngưỡng dân gian khá độc đáo của người Việt là những bài văn khấn đốt vàng mã cho người mất. Bên cạnh việc thành tâm thì các bài văn khấn hay cũng là điều bạn đọc nên biết, tìm hiểu thêm. Nội dung dưới đây sẽ giới thiệu tới bạn những bài văn khấn hay đang được sử dụng nhiều.

Văn khấn đốt vàng mã cho người mất là gì?

Trong tâm linh và phong tục của người Việt, việc đốt vàng mã trong những dịp lễ như tết âm lịch, ngày giỗ, ngày rằm tháng 7… khá phổ biến, vẫn còn được lưu giữ tới nay. Họ tin rằng việc đốt vàng mã thì những người đã khuất ở thế giới âm có thể nhận được và lo được cho cuộc sống ở Âm giới. Không chỉ là tiền tài, vàng mã ngày nay càng ngày càng được đa dạng, phong phú hơn về tạo hình như nhà cửa, ô tô, xe máy, tivi…Ngoài việc mong cho linh hồn người khuất có cuộc sống đủ đầy còn là mong muốn vong linh có linh thiêng phù hộ cho gia đình mọi điều an lành, sức khỏe. 

van-khan-dot-vang-ma-cho-nguoi-mat

Khi đốt vàng mã, thông thường ở phần vàng mã được đốt sẽ được kèm theo những mảnh giấy nhỏ ghi tên, năm sinh của người mất để tránh trường hợp bị lưu lạc. Ngoài ra việc đốt sót cũng rất hạn chế vì người Việt tin rằng nếu đốt sót thì khi người mất nhận được cũng là những món đồ còn khiếm khuyết, không đủ đầy.

Bên cạnh đó, khi đốt vàng mã một số gia đình còn có thể đọc thêm các bài văn khấn. Các bài văn khấn này mang tới sự tôn nghiêm, lòng thành kính của gia chủ hướng tới tổ tiên. Cũng là mong tổ tiên chứng giám cho tâm của gia chủ, thể hiện sự quan tâm của gia chủ tới tiên tổ. 

Bài văn khấn đốt vàng mã cho người mất

Khi thực hiện đốt vàng mã sau mỗi buổi thắp hương, cúng lễ, chủ nhà (người đốt vàng mã) có thể tham khảo bài văn khấn dưới đây. Không chỉ thể hiện sự thành tâm mà còn giúp cho linh hồn người đã mất sớm được siêu thoát, nhận được đồ con cháu, người thân muốn gửi tới. Ngoài ra là sự mong linh hồn linh thiêng phù hộ cho gia đình mọi điều may mắn và sức khỏe.

van-khan-dot-vang-ma-cho-nguoi-mat

Bài văn khấn đốt vàng mã cho người mất có nội dung như sau:

Nam mô A di đà Phật (đọc 3 lần)

Con xin kính lạy:

Chư vị Tôn Thần, Hoàng Thiên Hậu Thổ

Các bậc bề trên: các ngài Đương Niên, Bán Cảnh Thành Hoàng, Thổ Địa, Táo Quân, Long Thần.

Các vị Tiên tổ, các bậc bề trên nội ngoại

Con tên là…… trú tại…. hôm nay là ngày….. tháng…..năm (tức ngày….. tháng…. Âm lịch). Xin chắp tay thành tâm sửa soạn hoa quả, lễ vật cúng dâng cho các bậc bề trên.

Con xin thưa trình: Lễ tiệc đã qua, nay con xin hóa, ít lễ kim ngân, lễ tạ các thần, đưa tiễn tiên linh trở về với Âm giới. 

Con xin các ngài ban phúc ban ân, phù hộ cho gia chủ mọi điều may mắn, gặp dữ hóa an, cầu xin bình an, gia đạo ấm no, thịnh vượng. Lòng thành con xin kính dâng, mong đực xét soi, cúi đầu xin chứng giám.

Con xin đội ơn các bậc bề trên (3 lần)

Nam mô A di đà Phật (đọc 3 lần)

Trong quá trình đọc văn khấn, nếu như có đôi lúc quên hoặc không nhớ hết được tên các ngài, bạn đọc có thể thay bằng “các bậc bề trên” để bày tỏ lòng thành, sự kính trọng. Hãy nhớ rằng quan trọng không phải bạn thắp lễ vật gì, nhiều vàng mã ra sao mà quan trọng nhất là sự thành tâm kính lễ của bạn.

Lời kết

Các bài văn khấn đốt vàng mã cho người mất không chỉ thể hiện sự thành tâm của gia chủ mà còn là sự an ủi dành cho vong linh những người không còn trên cõi đời. Hi vọng bạn đọc đã tìm thấy cho mình những điều bổ ích qua nội dung bài viết trên. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *